TÒA ÁN CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TỎA ĐỐI VỚI TÀI SẢN ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG CHO BÊN THỨ BA?

Tình huống pháp lý: Mẹ em chơi hụi với hội trong xóm và để cô A làm nhà cái. Một ngày cô A vỡ hụi, mặc dù vẫn còn tài sản những vẫn không trả tiền cho mẹ em và các cô còn lại. Do đó, xóm em đã thống nhất nộp đơn khởi kiện cô A và đã được thụ lý. Thông qua mối quan hệ quen biết, xóm em được biết Cô A vừa mới bán đất cho người khác, vừa thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng. Biết tin, cùng ngày xóm em nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản. Cho em hỏi trường hợp này có được Tòa án chấp nhận không ạ? Em cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn Quý Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật 36. Dựa trên những thông tin được cung cấp, sau khi đối chiếu các quy định pháp luật liên quan, Công ty Luật 36 xin đưa ra một số trao đổi như sau:

Điều 126 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:“Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án”.

Khoản 3 Điều 188 của Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.

Do vậy, nếu cô A đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, hợp đồng đã được công chứng và đã hoàn thành thủ tục đăng ký vào sổ địa chính thì kể từ thời điểm này thửa đất không thuộc quyền sử dụng của cô A, nên Tòa án không được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ;. Trường hợp nếu đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, hợp đồng đã được công chứng, nhưng chưa đăng ký vào sổ địa chính thì thửa đất đó vẫn thuộc quyền sử dụng của cô A, nên Tòa án được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Như vậy, căn cứ vào tình hình chuyển giao quyền sở hữu tài sản tại thời điểm xem xét đơn yêu cầu theo các trường hợp nêu trên thì Tòa án mới có thể ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa hoặc từ chối bằng văn bản có giải thích lý do theo điểm a khoản 2 Điều 133 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Trên đây là Giải đáp của CÔNG TY LUẬT 36 cho câu hỏi: Toà án có được áp dụng biện pháp phong toả đối với tài sản đã được chuyển nhượng cho bên thứ ba? dựa trên các quy định của Pháp luật hiện hành. Trong trường hợp Quý khách cần làm rõ hơn các vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ tới Đường dây nóng: 0936.92.36.36 để được Phục vụ & Giải đáp. Trân trọng cảm ơn !

………………………………..

Luật sư tại Thanh Hóa: CÔNG TY LUẬT 36

Trụ sở: Tầng 2, Tòa nhà Hợp khối, số 164 Lý Nam Đế, P. Đông Hương, Tp. Thanh Hóa (Sau Cục thuế tỉnh Thanh Hóa)

Website: www.luatsuthanhhoa.vn 

Email: luatsuthanhhoa@gmail.com

Điện thoại: 0936.92.36.36

Fanpage: CÔNG TY LUẬT 36

https://www.facebook.com/luatsuthanhhoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *