NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH PHẠM TỘI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM BỊ XỬ LÝ THẾ NÀO?

Công dân Việt Nam khi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam sẽ áp dụng theo pháp luật Việt Nam. Vậy người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì áp dụng theo pháp luật nước nào? Sẽ bị xử lý ra sao?

Người không quốc tịch là ai?

Người không có quốc tịch là người vừa không có quốc tịch Việt Nam và vừa không có quốc tịch nước ngoài. Đây là định nghĩa được nêu tại khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008. Và người không có quốc tịch cư trú tại Việt Nam được coi là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Đặc biệt, do chính sách hạn chế tình trạng không quốc tịch nên Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam.

Do đó, nếu người không quốc tịch có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, đang thường trú tại Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì sẽ được tạo điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Căn cứ Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam, trẻ em khi sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ là người không quốc tịch thì sẽ được xác định quốc tịch như sau:

– Cả cha và mẹ đều là người không quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam: Có quốc tịch Việt Nam.

– Khi có mẹ là người không quốc tịch, có thường trú tại Việt Nam còn cha thì không rõ là ai: Có quốc tịch Việt Nam.

Xử lý người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

Vấn đề mà nhiều độc giả LuatVietnam quan tâm về người không quốc tịch đó là khi người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì sẽ bị xử lý và áp dụng theo pháp luật như thế nào?

Theo đó, căn cứ Điều 5 Bộ luật Hình sự hiện đang có hiệu lực, với các hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hiệu lực của Bộ luật Hình sự được quy định như sau:

– Mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ nước Việt Nam thì sẽ áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt, quy định này cũng áp dụng với các hành vi hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên các phạm vi:

  • Tàu bay.
  • Tàu biển mang quốc tịch Việt Nam.
  • Vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Việt Nam.

– Người nước ngoài trong đó có người không có quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thuộc đối tượng được miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế thì giải quyết vấn đề chịu trách nhiệm hình sự của người này như sau:

  • Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế.
  • Điều ước quốc tế không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì sẽ giải quyết vấn đề chịu trách nhiệm hình sự bằng con đường ngoại giao.

Riêng người không có quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam mà có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam.

Đồng thời, người không có quốc tịch nếu phải chịu hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung (nếu không áp dụng hình phạt chính) là trục xuất thì sẽ phải chấp hành hình phạt này theo yêu cầu của Toà án trong từng trường hợp cụ thể theo quy định tại điểm d khoản Điều 32 Bộ luật Hình sự hiện đang áp dụng.

Trong đó, trục xuất là việc buộc người nước ngoài (trong đó có người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam) phải rời khỏi lãnh thổ của nước Việt Nam khi bị kết án.

Trên đây là Giải đáp của CÔNG TY LUẬT 36 cho câu hỏi: Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam bị xử lý thế nào? dựa trên các quy định của Pháp luật hiện hành. Trong trường hợp Quý khách cần làm rõ hơn các vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ tới Đường dây nóng: 0936.92.36.36 để được Phục vụ & Giải đáp. Trân trọng cảm ơn !

………………………………..

Luật sư tại Thanh Hóa: CÔNG TY LUẬT 36

Trụ sở: Tầng 2, Tòa nhà Hợp khối, số 164 Lý Nam Đế, P. Đông Hương, Tp. Thanh Hóa (Sau Cục thuế tỉnh Thanh Hóa)

Website: www.luatsuthanhhoa.vn 

Email: luatsuthanhhoa@gmail.com

Điện thoại: 0936.92.36.36

Fanpage: CÔNG TY LUẬT 36

https://www.facebook.com/luatsuthanhhoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *