CON NUÔI VÀ CON ĐẺ CỦA BỐ MẸ NUÔI KẾT HÔN VỚI NHAU ĐƯỢC KHÔNG?

Tình huống pháp lý: Bố mẹ nhận nuôi tôi từ một trại trẻ mồ côi, yêu thương tôi như con ruột. Vài năm sau, bất ngờ mẹ có thai sinh được một bé gái. Tôi và em lớn lên cùng nhau, tôi luôn bảo vệ và chăm sóc em như một người anh lớn trong nhà. Hôm nay đi làm về, mẹ bỗng đến tâm sự, muốn sau khi em học xong đại học thì tôi với em lấy nhau, vì mẹ biết tôi và em có tình cảm đặc biệt, trên mức tình cảm anh trai em gái. Tôi vừa bối rối vừa vui mừng, nhưng cũng lo sợ… Luật sư cho tôi hỏi, nếu tôi là con nuôi, lấy con ruột của bố mẹ nuôi thì có vi phạm pháp luật hay không?

Trả lời: Cảm ơn Quý Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật 36. Dựa trên những thông tin được cung cấp, sau khi đối chiếu các quy định pháp luật liên quan, Công ty Luật 36 xin đưa ra một số trao đổi như sau:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Do đó, việc kết hôn phải lưu ý những quy định sau:

Thứ nhất, về điều kiện kết hôn:

Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Thứ hai, về những trường hợp cấm kết hôn:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, những hành vi dưới đây bị cấm:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

– Yêu sách của cải trong kết hôn;

– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

– Bạo lực gia đình;

– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Như vậy, hiện nay, pháp luật không có quy định nào về con nuôi và con ruột của bố mẹ nuôi không được kết hôn với nhau, do đó trường hợp đáp ứng các điều kiện kết hôn nêu trên và không thuộc hành vi cấm kết hôn thì có thể kết hôn theo quy định của pháp luật.

Trên đây là Giải đáp của CÔNG TY LUẬT 36 cho câu hỏi: Con nuôi và con đẻ của bố mẹ nuôi kết hôn với nhau có được không? dựa trên các quy định của Pháp luật hiện hành. Trong trường hợp Quý khách cần làm rõ hơn các vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ tới Đường dây nóng: 0936.92.36.36 để được Phục vụ & Giải đáp. Trân trọng cảm ơn !

………………………………..

Luật sư tại Thanh Hóa: CÔNG TY LUẬT 36

Trụ sở: Tầng 2, Tòa nhà Hợp khối, số 164 Lý Nam Đế, P. Đông Hương, Tp. Thanh Hóa (Sau Cục thuế tỉnh Thanh Hóa)

Website: www.luatsuthanhhoa.vn 

Email: luatsuthanhhoa@gmail.com

Điện thoại: 0936.92.36.36

Fanpage: CÔNG TY LUẬT 36

https://www.facebook.com/luatsuthanhhoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *