Tội hủy hoại rừng là xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Vậy, mức phạt áp dụng với Tội hủy hoại rừng hiện nay thế nào?
Tội hủy hoại rừng là gì?
Tội hủy hoại rừng hiện nay được quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Theo đó, điều luật này quy định các hành vi hủy hoại rừng gồm đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng trái phép. Cụ thể:
– Đốt rừng: Là hành vi dùng lửa hoặc các hoá chất phát lửa làm cho rừng bị cháy, hậu quả để lại có thể làm cháy toàn bộ hoặc chỉ cháy một phần diện tích rừng.
Trong đó lưu ý, với hành vi đốt rừng làm rẫy của đồng bào ở vùng cao nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì không coi là huỷ hoại rừng. Tuy nhiên hầu hết hành vi đốt rừng đều không được cho phép.
– Phá rừng: Là hành vi chặt phá cây trong rừng hoặc khai thác tài nguyên của rừng để lấy gỗ, các lâm ản khác… khi không được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Hành vi khác hủy hoại rừng: Gồm bất cứ hành vi nào khác làm cho rừng bị tàn phá đều bị xem là hủy hoại rừng như: Thả gia súc vào rừng mới trồng làm phá hoại cây rừng; dùng hoá chất độc phun hoặc rải xuống đất làm cho cây rừng bị chết khô…
Theo đó, người có hành vi phá hoại rừng sẽ bị xử lý hình sự về Tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 nếu hành vi này gây ra hậu quả nhất định như:
– Hủy hoại cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 m2 trở lên;
Trong đó, rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng bao gồm: Rừng tái sinh tự nhiên hoặc rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.
– Hủy hoại rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 trở lên;
– Hủy hoại rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m2 trở lên;
– Hủy hoại rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 m2 trở lên;
– Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50 triệu đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được…
Mức phạt mới nhất Tội hủy hoại rừng thế nào?
Mức phạt Tội hủy hoại rừng hiện nay được quy định tại Điều 243 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 như sau:
* Đối với cá nhân phạm tội:
Khung | Hành vi phạm tội | Mức phạt |
Khung 01 | Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau: – Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 m2 – dưới 50.000 m2; – Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 – dưới 10.000 m2; – Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m2 – dưới 7.000 m2; – Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 m2 – dưới 3.000 m2; – Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50 – dưới 100 triệu đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích; – Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20 – dưới 60 triệu đồng; Thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40 – dưới 100 triệu đồng; – Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định nêu trên nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. | – Phạt tiền từ 50 – 500 triệu đồng. – Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm. |
Khung 02 | Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: – Có tổ chức; – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; – Tái phạm nguy hiểm; – Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 m2 – dưới 100.000 m2; – Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 m2 – dưới 50.000 m2; – Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 m2 – dưới 10.000 m2; – Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 – dưới 5.000 m2; – Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100 – dưới 200 triệu đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích; – Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60 – dưới 100 triệu đồng; Thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100 – dưới 200 triệu đồng. | Phạt tù từ 03 – 07 năm. |
Khung 03 | Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét m2 trở lên; – Rừng sản xuất có diện tích 50.000 m2 trở lên; – Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 m2 trở lên; – Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 m2 trở lên; – Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 200 triệu đồng trở lên trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích; – Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 100 triệu đồng trở lên. Thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá 200 triệu đồng trở lên.
| Phạt tù 07 – 15 năm. |
Hình phạt bổ sung: – Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng; – Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm. |
* Đối với pháp nhân phạm tội:
Hành vi phạm tội | Mức phạt |
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 243 Bộ luật Hình sự | Phạt tiền từ 500 triệu – 02 tỷ đồng. |
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 243 Bộ luật Hình sự | Phat tiền từ 02 – 05 tỷ đồng. |
Phạm tội thuộc trường hợp tại khoản 3 Điều 243 Bộ luật Hình sự. | – Phạt tiền từ 05 – 07 tỷ đồng; hoặc – Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm. |
– Phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người; – Gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. | Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. |
Trên đây là Giải đáp của CÔNG TY LUẬT 36 cho câu hỏi: Tội hủy hoại rừng là gì? Bị xử lý thế nào theo quy định? dựa trên các quy định của Pháp luật hiện hành. Trong trường hợp Quý khách cần làm rõ hơn các vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ tới Đường dây nóng: 0936.92.36.36 để được Phục vụ & Giải đáp. Trân trọng cảm ơn !
………………………………..
Luật sư tại Thanh Hóa: CÔNG TY LUẬT 36
Trụ sở: Tầng 2, Tòa nhà Hợp khối, số 164 Lý Nam Đế, P. Đông Hương, Tp. Thanh Hóa (Sau Cục thuế tỉnh Thanh Hóa)
Website: www.luatsuthanhhoa.vn
Email: luatsuthanhhoa@gmail.com
Điện thoại: 0936.92.36.36
Fanpage: CÔNG TY LUẬT 36
https://www.facebook.com/luatsuthanhhoa