SỐNG THỬ RỒI … AI CÓ QUYỀN NUÔI CON?

Tình huống pháp lý: Tôi và bạn trai yêu nhau được một thời gian thì quyết định ở chung để giảm chi phí thuê trọ. Được vài tháng sau, do bất cẩn nên tôi mang thai. Nhưng sau đó, anh ấy cũng như gia đình anh ấy hắt hủi, không nhận trách nhiệm và còn la mắng. Tôi rất đau khổ nhưng quyết định giữ lại đứa bé, một mình cũng gia đình tôi nuôi. Đến nay con trai tôi đã 3 tuổi, anh ta đến dành con tôi về nuôi. Tôi không biết phải làm sao, Quý công ty tư vấn cho tôi biết chúng tôi không có đăng ký kết hôn gì, gia đình anh ta cũng chỉ muốn cháu thôi, giờ tôi có quyền nuôi và không cho gia đình anh ta nuôi nó không?

Trả lời: Cảm ơn Quý Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật 36. Dựa trên những thông tin được cung cấp, sau khi đối chiếu các quy định pháp luật liên quan, Công ty Luật 36 xin đưa ra một số trao đổi như sau:

Căn cứ theo Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Theo Điều 68 Luật hôn nhân và gia định 2014 có quy định:

“Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

  1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
  2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  3. Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  4. Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Với trường hợp của Quý khách, dù hai người chưa kết hôn hay có giáy tờ chứng minh quan hệ vợ chồng, nhưng quyền và nghĩa vụ cảu cha mẹ và con vẫn được quy định tại Luật hôn nhân và gia định, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Theo Điều 71 Luật hôn nhân gia đình quy định rằng:

“Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

  1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”

Vì vậy, Quý khách và Bố đứa bé có nghĩa vụ ngang nhau để cùng chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con. Tuy nhiên, việc Quý khách không kết hôn và Quý khách là người chăm sóc đứa bé, người bố muốn nhận con thì phải yêu cầu tòa án xác định con. Việc ai là người trực tiếp nuôi đứa bé sau khi đã nhận con thì do hai người tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được, yêu cầu Tòa án giải quyết thì sẽ dựa vào các điều kiện liên quan về tài chính, môi trường sống, nơi ở,…

Trên đây là Giải đáp của CÔNG TY LUẬT 36 cho câu hỏi: Sống thử rồi..ai có quyền nuôi con? dựa trên các quy định của Pháp luật hiện hành. Trong trường hợp Quý khách cần làm rõ hơn các vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ tới Đường dây nóng: 0936.92.36.36 để được Phục vụ & Giải đáp. Trân trọng cảm ơn !

………………………………..

Luật sư tại Thanh Hóa: CÔNG TY LUẬT 36

Trụ sở: Tầng 2, Tòa nhà Hợp khối, số 164 Lý Nam Đế, P. Đông Hương, Tp. Thanh Hóa (Sau Cục thuế tỉnh Thanh Hóa)

Website: www.luatsuthanhhoa.vn 

Email: luatsuthanhhoa@gmail.com

Điện thoại: 0936.92.36.36

Fanpage: CÔNG TY LUẬT 36

https://www.facebook.com/luatsuthanhhoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *